MÁY LƯU HUYẾT NÃO – ĐỨC

 

  • Giá bán
    Liên hệ
  • Mã hàng
    LHN
  • Xuất xứ
    ĐỨC
  • Bảo hành
    12 Tháng
  • Tình trạng
    Còn hàng
  • Lượt xem
    697
  • Số lượng
  • Mua hàng Thêm vào giỏ hàng
  • Mô tả
  • Thông số kỹ thuật
  • Ý kiến khách hàng

1.1. Khái niệm

Mô cơ thể có tính dẫn điện và cũng như các vật dẫn điện khác nó có trở kháng (điện trở). Đối với mô cơ thể, tại thời điểm ghi thì điện trở của mô thay đổi chỉ phụ thuộc vào dòng máu qua mô vì các yếu tố khác là hằng định. Vì vậy theo dõi điện trở của mô giúp ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn qua mô đó.

Sọ não là một cấu trúc nhiều thành phần, trong đó tuần hoàn của da, cơ, xương sọ dưới mỗi điện cực ghi cũng được phản ánh trên đường biểu diễn ghi được. Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả tuần hoàn của máu qua da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với lưu lượng tuần hoàn qua não. Khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi cho dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz), cường độ yếu (1mA) chạy qua được gọi là lưu huyết não đồ (REG: Rheo Encephalo Grame).

Dựa vào đường ghi lưu huyết não để đánh giá huyết động của não và những biến đổi chức năng của tuần hoàn não.

 

1.2. Mục đích

Ghi lưu huyết não đồ giúp đánh giá huyết động của não và thay đổi trạng thái chức năng của mạch máu não.

Huyết động: lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, tốc độ và cường độ dòng máu lên não.

Trạng thái chức năng mạch máu não: tình trạng trương lực mạch.

1.3. Ưu và nhược điểm

– Ưu điểm:

Là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, an toàn không gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có thể ghi nhiều lần, trong thời gian dài để theo dõi tác dụng điều trị hoặc phục vụ nghiên cứu.

Có thể tiến hành trong các trạng thái bệnh lý nặng như: bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ và ngay cả khi đang phẫu thuật.

Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý như thay đổi tư thế nằm – đứng, đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đồ thị đường ghi lưu huyết não.

– Nhược điểm:

Không phải lúc nào các thông số lưu huyết (như biên độ của đường cong) cũng phản ánh đầy đủ về lưu lượng tuần hoàn não, vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như nhịp tim, huyết áp, áp lực nội sọ, độ nhớt của máu, sử dụng các thuốc vận mạch …

Trong quá trình đo người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, lưu lượng người vào ra, nhiệt độ môi trường …

Sai số do kỹ thuật đo: Kết quả giữa hai lần đo có thể sai khác lớn nếu vị trị điện cực đặt không giống nhau, băng cố định không đủ chặt, bôi gen dẫn điện không đủ, người bệnh nằm nhiều ít vận động…

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SẢN PHẨM

Thiết bị này được thiết kế để chẩn đoán mạch máu và tĩnh mạch . Tùy thuộc vào nhu cầu chẩn đoán, nó có thể được phân phối với các kênh cho phép đo biến đổi trở kháng (IPG) , Chụp ảnh quang học (PPG) và / hoặc Lưu đồ phản xạ ánh sáng (LRR / D-PPG) .

 

Kết hợp với mô-đun khí nén VasoScreen 4000 , hệ thống có thể được sử dụng để thực hiện phép đo Plethysmography tĩnh mạch và động mạch ( VOP và AOP ).

 

Thiết bị chỉ có thể được sử dụng cùng với một máy tính bên ngoài có cài đặt phần mềm Windows Cardio-Vein-Lab. Ưu điểm của hệ thống là:

  • Đo lường đồng thời ở cả hai bên
  • Toán tử thủ tục độc lập có thể dễ dàng ủy thác
  • Máy tính tự động kiểm soát thủ tục đo
  • Máy tính hỗ trợ đánh giá và phân loại kết quả đo bao gồm so sánh bên
  • Cơ sở dữ liệu của bệnh nhân và khả năng phân tích dữ liệu ngoại tuyến
  • Khả năng xuất dữ liệu (GDT, PDF)
  • Máy tính bên ngoài: Bảng PC với màn hình cảm ứng hoặc PC hoặc máy tính xách tay tiêu chuẩn
  • Có thể kết hợp với các thiết bị VasoScreen và CardioScreen khác

1.1. Khái niệm

Mô cơ thể có tính dẫn điện và cũng như các vật dẫn điện khác nó có trở kháng (điện trở). Đối với mô cơ thể, tại thời điểm ghi thì điện trở của mô thay đổi chỉ phụ thuộc vào dòng máu qua mô vì các yếu tố khác là hằng định. Vì vậy theo dõi điện trở của mô giúp ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn qua mô đó.

Sọ não là một cấu trúc nhiều thành phần, trong đó tuần hoàn của da, cơ, xương sọ dưới mỗi điện cực ghi cũng được phản ánh trên đường biểu diễn ghi được. Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả tuần hoàn của máu qua da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với lưu lượng tuần hoàn qua não. Khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi cho dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz), cường độ yếu (1mA) chạy qua được gọi là lưu huyết não đồ (REG: Rheo Encephalo Grame).

Dựa vào đường ghi lưu huyết não để đánh giá huyết động của não và những biến đổi chức năng của tuần hoàn não.

 

1.2. Mục đích

Ghi lưu huyết não đồ giúp đánh giá huyết động của não và thay đổi trạng thái chức năng của mạch máu não.

Huyết động: lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, tốc độ và cường độ dòng máu lên não.

Trạng thái chức năng mạch máu não: tình trạng trương lực mạch.

1.3. Ưu và nhược điểm

– Ưu điểm:

Là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, an toàn không gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có thể ghi nhiều lần, trong thời gian dài để theo dõi tác dụng điều trị hoặc phục vụ nghiên cứu.

Có thể tiến hành trong các trạng thái bệnh lý nặng như: bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ và ngay cả khi đang phẫu thuật.

Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý như thay đổi tư thế nằm – đứng, đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đồ thị đường ghi lưu huyết não.

– Nhược điểm:

Không phải lúc nào các thông số lưu huyết (như biên độ của đường cong) cũng phản ánh đầy đủ về lưu lượng tuần hoàn não, vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như nhịp tim, huyết áp, áp lực nội sọ, độ nhớt của máu, sử dụng các thuốc vận mạch …

Trong quá trình đo người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, lưu lượng người vào ra, nhiệt độ môi trường …

Sai số do kỹ thuật đo: Kết quả giữa hai lần đo có thể sai khác lớn nếu vị trị điện cực đặt không giống nhau, băng cố định không đủ chặt, bôi gen dẫn điện không đủ, người bệnh nằm nhiều ít vận động…

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SẢN PHẨM

Thiết bị này được thiết kế để chẩn đoán mạch máu và tĩnh mạch . Tùy thuộc vào nhu cầu chẩn đoán, nó có thể được phân phối với các kênh cho phép đo biến đổi trở kháng (IPG) , Chụp ảnh quang học (PPG) và / hoặc Lưu đồ phản xạ ánh sáng (LRR / D-PPG) .

 

Kết hợp với mô-đun khí nén VasoScreen 4000 , hệ thống có thể được sử dụng để thực hiện phép đo Plethysmography tĩnh mạch và động mạch ( VOP và AOP ).

 

Thiết bị chỉ có thể được sử dụng cùng với một máy tính bên ngoài có cài đặt phần mềm Windows Cardio-Vein-Lab. Ưu điểm của hệ thống là:

  • Đo lường đồng thời ở cả hai bên
  • Toán tử thủ tục độc lập có thể dễ dàng ủy thác
  • Máy tính tự động kiểm soát thủ tục đo
  • Máy tính hỗ trợ đánh giá và phân loại kết quả đo bao gồm so sánh bên
  • Cơ sở dữ liệu của bệnh nhân và khả năng phân tích dữ liệu ngoại tuyến
  • Khả năng xuất dữ liệu (GDT, PDF)
  • Máy tính bên ngoài: Bảng PC với màn hình cảm ứng hoặc PC hoặc máy tính xách tay tiêu chuẩn
  • Có thể kết hợp với các thiết bị VasoScreen và CardioScreen khác
  • Bình luận của bạn
  •  
MPT - SIÊU ÂMMPT - XÉT NGHIỆM